Công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM

Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất

07/08/2024                                 29
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tăng lãi suất chuẩn lên "khoảng 0.25%" từ mức trước đó là 0%-0.1%. Đây là lần thứ hai BoJ tăng lãi suất kể từ năm 2007 (lần đầu vào tháng 3/2024), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tiền tệ của xứ sở mặt trời mọc.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, với lạm phát liên tục vượt mục tiêu 2% của BoJ trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, BOJ vẫn thận trọng trong cách tiếp cận của mình, nhấn mạnh rằng họ kỳ vọng lãi suất thực sẽ vẫn "đáng kể ở mức âm" và "các điều kiện tài chính thuận lợi sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động kinh tế”.

BoJ tin rằng mục tiêu lạm phát 2% của họ cuối cùng cũng sẽ được đạt được một cách bền vững.

Đáng chú ý, NHTW này cho biết sẽ tiếp tục nâng lãi suất chính sách và điều chỉnh mức độ nới lỏng tiền tệ nếu mọi thứ diễn ra đúng theo kỳ vọng của họ.

Song song với việc tăng lãi suất, BoJ cũng công bố kế hoạch giảm dần chương trình mua trái phiếu Chính phủ, một trong những công cụ chính trong chính sách nới lỏng tiền tệ của họ trong nhiều năm qua.

Cụ thể, NHTW sẽ giảm lượng mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản mỗi tháng xuống còn khoảng 3 ngàn tỷ Yên trong giai đoạn tháng 1-3/2026, tức giảm khoảng 400 tỷ Yên mỗi quý.

Quyết định này sẽ làm giảm tổng lượng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản nắm giữ bởi BoJ khoảng 7%-8%. Đây là một bước đi quan trọng khi xét tới việc BoJ đang nắm giữ số lượng trái phiếu chính phủ Nhật Bản khổng lồ lên tới 579 ngàn tỷ yên (khoảng 4 ngàn tỷ USD) tính đến ngày 19/07, theo tính toán của CNBC.

ĐỒNG YÊN VÀ CHỨNG KHOÁN PHẢN ỨNG THẾ NÀO

Đồng yen tăng giá lên mức cao nhất trong bốn tháng so với đồng USD vào ngày 31/7 sau khi Thống đốc BoJ để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai.

Chứng khoán Nhật (chỉ số Nikkei 225) giảm 2.5% phiên hôm 1/8 và giảm tiếp gần 6% trong ngày hôm nay. Các chỉ số Chứng khoán châu Á khác như Kospi, Shanghai, Hang Seng đều chìm trong sắc đỏ. Trong khi đó, chứng khoán đêm 1/8 qua tiếp tục giảm mạnh.

TÁC ĐỘNG TỚI NHẬT BẢN

Chứng khoán của các tập đoàn xuất khẩu Nhật giảm mạnh do lo ngại lợi nhuận thu về sụt giảm do tỷ giá như Toyota Motor Corp., SoftBank Group Corp. hay Tokyo Electron Ltd. Trong khi ngành BĐS thì giảm mạnh trước nguy cơ lãi suất tăng dẫn đến lãi suất thế chấp cao hơn và làm giảm nhu cầu nhà ở. Ngành công nghiệp Ô tô cũng tương tự. Ngành du lịch cũng được dự báo bị ảnh hưởng.

Ở chiều ngược lại, các công ty nhập khẩu và người tiêu dùng lại được hưởng lợi khi đồng yên mạnh lên. Giá thực phẩm và nhiên liệu nhập khẩu rẻ hơn là tin vui với người tiêu dùng.

GDP Nhật Bản hiện đạt khoảng 4,200 tỷ đô la, trong khi đó nợ công khoảng 260% GDP. BoJ và Chính Phủ Nhật là 2 trong nhiều đối tượng bị “thiệt hại tài chính” nhiều nhất.

Với Chính phủ, lãi suất cho vay tăng lên ảnh hưởng đáng kể tới bảng cân đối tài chính khi mà Nhật là một trong những chính phủ có nợ công lớn nhất trong số các nền kinh tế phát triển, gấp 2.6 lần nền kinh tế.

Còn với BOJ, khi lãi suất tăng lên từ mức âm hiện nay, ngân hàng này sẽ phải trả lãi cho khoản tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, lãi suất ngắn hạn tăng lên cũng gây áp lực tăng lợi suất trái phiếu chính phủ, từ đó khiến kho trái phiếu chính phủ khổng lồ mà BOJ đang nắm giữ chịu lỗ trên sổ sách. Hiện tại, ngân hàng này đang nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ lớn hơn sản lượng của nền kinh tế trong một năm.

Đối với các ngân hàng thương mại Nhật thì ngắn hạn sẽ cân bằng giữa lãi từ các khoản cho vay và lỗ từ tài sản nắm giữ là trái phiếu, nhưng về dài hạn là lợi nhiều hơn.

TÁC ĐỘNG VỚI THẾ GIỚI NÓI CHUNG

Theo số liệu từ 2021 thì Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí là chủ nợ lớn nhất thế giới trong vòng 30 năm liên tiếp với giá trị lên tới 3,300 tỷ đô.

Việc tăng lãi suất ở Nhật có thể làm thay đổi dòng chảy vốn theo hướng chảy về Nhật, gây xáo trộn và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia.

TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

Vậy với Việt Nam, đồng Yên tăng giá sẽ tác động như nào khi Nhật Bản là đối tác ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4.

Thứ nhất, nợ công thực của Việt Nam tăng. Nhật Bản là một trong những chủ nợ lớn của Việt Nam và là chủ nợ song phương lớn nhất tính đến năm 2022 với tổng khoản vay khoảng 252 nghìn tỉ đồng. Việc đồng Yên tăng giá khiến gánh nặng nợ công tăng lên. Ngoài ra, việc đồng Yên tăng giá có thể khiến đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) từ Nhật Bản giảm.

Thứ hai, việc đồng Yên có thể tăng giá sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có thị trường xuất nhập khẩu sang Nhật Bản. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các loại hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, gỗ và sản phẩm gỗ… và nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, vải các loại, linh kiện ôtô, chất dẻo nguyên liệu…

Việc đồng Yên tăng giá sẽ có tác động tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu và có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu từ thị trường này. Ngoài ra, việc đồng Yên tăng giá còn tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp sử dụng nợ vay bằng đồng Yên"

Thứ ba, ảnh hưởng đến dòng kiều hối từ Nhật Bản. Người lao động Việt Nam tại Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nếu đồng Yên tăng giá khi có thể nhận được mức lãi suất tiền gửi cao hơn khi gửi tiền ở Nhật Bản và có thu nhập cao hơn khi quy đổi sang USD/VND. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam. Đây cũng là nhân tố hỗ trợ rất tốt đối với nguồn kiều hối của Việt Nam.

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ IPM.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất

Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tăng lãi suất chuẩn lên "khoảng 0.25%" từ mức trước đó là 0%-0.1%. Đây là lần thứ hai BoJ tăng lãi suất kể từ năm 2007 (lần đầu vào tháng 3/2024), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tiền tệ của xứ sở mặt trời mọc.
07/08/2024  30
TIN MỚI

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi